Về nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê

1. Nông nghiệp

Nhà Đinh đã thực hiện chính sách phong ấp hay phong hộ nông dân cho các tướng lĩnh có công và phong ấp cho các hoàng tử cũng như giao cho họ cai quản địa phương có ấp của mình. Ruộng đất nói chung vẫn thuộc quyền sở hữu của làng xã. Nhà nước quan tâm và khuyến khích nông nghiệp phát triển.

2. Thủ công nghiệp

Tiếp nối quá trình phát triển của thủ công nghiệp thời Bắc thuộc, các ngành nghề thủ công thời Đinh – Tiền Lê cũng ngày càng mở rộng hoạt động. Theo phương thức thời Đường, nhà nước Đinh – Tiền Lê xây dựng một số quan xưởng chuyên sản xuất thủ công cần thiết cho mình. Hình thành những xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền.

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy đều phát triển. Nghề đóng thuyền, làm đồ vàng, bạc xuất hiện ở nhiều nơi, trình độ kỹ thuật ngày càng được nâng cao.

3. Ngoại thương

Trao đổi buôn bán giữa các miền khá thường xuyên, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Hoa Lư, Long Biên, Đại La, Luy Lâu trở thành những trung tâm buôn bán thời kỳ này. Để góp phần vào phát triển thương nghiệp và cũng là để khẳng định ý thức làm chủ đất nước của mình, từ đầu thời Đinh nhà nước đã cho đúc tiền “Thái Bình”. Đến năm 984, vua Lê lại cho đúc tiền “Thiên Phúc”. Thời kỳ này nước ta có sự giao thương với nhà Tống – Trung Quốc.

Nhìn chung, sự phát triển kinh tế dưới thời Đinh – Tiền Lê khá đều đặn và đa dạng. Nó đã tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố nhà nước trung ương tập quyền vừa nâng cao sức chiến đấu của nhà nước thời Đinh – Tiền Lê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.