GỐM TRẦN & NGHỆ THUẬT TRỪU TƯỢNG*

TRỪU có nghĩa là kéo ra, rút ra.
TƯỢNG là hình ảnh cụ thể của một vật thể ( object ).
TRỪU TƯỢNG ( abstract ) là rút hình ảnh ra khỏi vật thể.
Hội họa trừu tượng là thể loại hội họa, trong đó chỉ có HÌNH mà không còn TƯỢNG nữa.


Do đó, trong cách hiểu thông thường, tranh trừu tượng là tranh, trong đó hình ảnh các vật thể cụ thể ( object ) của thế giới khách quan ( như người, vật, cây cối, sông, núi,…) bị loại ra.
Trong một bức tranh trừu tượng, họa sỹ tạo ra một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối, mà không nhằm diễn tả hay mô phỏng bất cứ một vật thể nào từ thế giới khách quan.
Nghệ thuật trừu tượng là một trào lưu hội họa đầu TK20. Nghệ thuật trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách hiện thực như mắt nhìn thấy mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sỹ về một vài nét nào đó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện ý tưởng hay cảm xúc…
Thật lòng, tôi không hiểu biết nhiều về hội hoạ, nói gì đến nghệ thuật trừu tượng, chỉ yêu thích thôi. Nhưng quả thực qua việc chơi gốm lại giúp tôi cảm thấy hội họa và điêu khắc luôn gần gũi và thêm nhiều cảm xúc…
Đã bao lần tôi từng nhắc đến mối liên hệ giữa GỐM và nghệ thuật tạo hình.
Một chiếc ấm men nâu thời Trần, cách nay 7-800 năm lại gợi cho tôi về những bức tranh trừu tượng đương đại. Tôi vẫn cứ muốn nhắc lại quan điểm của mình – GỐM TRẦN rất DÂN TỘC nhưng cũng rất…HIỆN ĐẠI!
Cảm hứng mấy dòng, không dám màn thưa che mắt thánh. Mong các vị trong giới nghệ thật đừng chê trách!

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=573925412950787&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.