GIỎ CUA 2 – LUẬN VỀ GỐM XƯA*

Trong những hiện vật gốm thời Trần, ta gặp không ít motip GIỎ CUA. Đó là cách gọi quen thuộc dựa vào hình dáng bên ngoài. Điều đặc biệt, không phải là cái dáng giống chiếc giỏ cua, mà là gần cổ có 2 CÁI LỖ! 2 lỗ rất nhỏ cách nhau gần đốt tay, thường thì lệch nhau chứ ít khi thẳng hàng…


Việc xác định đó là vật dụng gì quả có nhiều giả định. Giỏ cua ư? Chắc không phải, bởi không ai mang đồ gốm đi…bắt cua. Mà nếu là giỏ cua thì ắt phải có nhiều chiếc quai xâu phần cổ để đeo dây. Mà ở đây lại là 2 chiếc lỗ nhỏ!
Vấn đề chính lại tập trung ở 2 chiếc lỗ nhỏ này. Vai trò trang trí ( decor ) bị loại trừ. Chỉ còn vai trò THÔNG THUỶ, THÔNG PHONG và XÂU DÂY!


Thông thủy ư? Rất khó tưởng tượng về mục đích, phạm vi ứng dụng.
Thông phong ư? Miệng to thế kia cơ mà! Hay bịt miệng lại để nuôi…DẾ?! Ta từng biết hộp nhốt dế có hình thù khác và lỗ thông phong cũng phải lớn hơn nữa…
Vậy lại quay về chức năng xâu dây để cột. Và chúng tôi ( tôi và một vài người trong giới cổ vật ) đã có lúc nghiêng về giả thiết…ỐNG ĐÓM! Phải chăng người xưa xâu dây rồi treo, cột vào một cây cột nào đó trong nhà như ta thấy các ống đóm ( dùng cho hút thuốc lào và châm lửa ) ở làng quê xưa.

Tiện thể, tôi có một chiếc ỐNG, miệng loe, vai cũng có 2 lỗ như loại “ giỏ cua “! Thật hiếm đấy, phải không các bạn? Điều đó càng làm giả thiết “ ống đóm “ thêm trọng lượng…


Khốn nỗi, tôi lại bắt gặp một chiếc “ giỏ “ khác với…chỉ một chiếc lỗ nhỏ…xíu! Đến đây thì…TỊT!
Và, đến giờ tôi cũng chẳng biết những “ vật thể gốm “ kể trên là CÁI GÌ???
Xin cầu cứu các cao nhân cùng quý bạn bè gần xa!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=554097468266915&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.