Trong việc sản xuất gốm, phương tiện và công cụ vô cùng quan trọng, nó quyết định chất lượng sản phẩm gốm, ngoài ra còn phản ánh trình độ kỹ thuật của mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Thời kỳ Lý – Trần trong lòng các hiện vật thường có 4 – 5 dấu chân con kê. Từ những đặc điểm này chúng ta có thể tìm ra công cụ sản xuất gốm thời kỳ này bao gồm:
Con kê: từ dùng để chỉ những dụng cụ chống dính giữa các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Con kê có nhiều loại: con kê hình vành khăn, hình nón cụt, hình đĩa có đường kính từ 4,5 cm đến 6,5 cm. Con kê được làm bằng đất sét hoặc cao lanh đều có hình tròn hay hình chữ nhật và được sử dụng nhiều lần.
Hiện vật đĩa trong lòng có 4 dấu chân con kê
Bao nung (bao thơi) là phương tiện bảo vệ cho những sản phẩm gốm trong quá trình nung, không làm cho men hiện vật này khuếch tán ra ngoài và bụi lò bám vào hiện vật trong quá trình nung. Bao nung còn làm nhiệm vụ dàn đều nhiệt trên sản phẩm, ngoài ra nó còn làm giá đỡ để chồng lên nhiều sản phẩm trong một mẻ nung nhằm tận dụng không gian trong lò [14, tr.17].
Bàn xoay là phương tiện chủ chốt giúp người thợ làm chuẩn được hình dáng của sản phẩm nhất là những sản phẩm lớn vì đã số những sản phẩm đều có hình tròn từ bát, đĩa, âu, ang, thạp, tước, vò v.v..
Khuân in hoa văn thường được tạo hình tam giác hoặc đầu tròn tù, có đường nét hoa văn chìm hoặc nổi. Ngoài những phương tiện sản xuất trên công cụ sản xuất gốm thời kỳ này còn có màu nước, bút lông (hiện vật chum hoa nâu men bóng) hoặc khuân nhỏ để tạo những chi tiết hay đường nét hoa văn trên sản phẩm.
Hoa văn trong lòng bát được tạo bằng khuân in