BÁT BỬU CỔ ĐỒ*

Tham khảo các tư liệu về BÁT BỬU tôi thấy đề tài này có trong hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, từ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, đến Công giáo, Đạo Cao Đài…

Tuy biểu tượng Bát Bửu trong các văn hoá tín ngưỡng có khác nhau nhưng đều là những bảo vật trân quý trong cuộc sống hay những ước nguyện tốt đẹp của con người. Bát Bửu trong Phật Giáo, gốc là các trì vật của Thần Víhnu như Bùa Ashtamsgala ( biến thể là dây liên Bát Kiết), Xa luân, Hoa sen, Loa ốc, Bảo bình, Song ngư, Bảo cái ( lọng quý ), Thiên cái ( Tàng ), trong Đạo giáo, Nho giáo là 8 vật bảo bối của Bát Tiên dựa theo Tiên thoại Đông du Bát Tiên. Được lựa chọn trong các bộ Bát Bửu còn có Ngọc Như Ý, Khánh, Tường Vân, Phương Viên, Sừng Tê, Lư, Sách, Tranh, Lá Ngải băng, Lá Chuối, Cổ Thi, Nấm Linh Chi, v.v…
Hình tượng Bát Bửu xuất hiện khá nhiều trong các cổ vật với các chất liệu khác nhau, trong đó có gốm, dưới hình tượng đơn lẻ, cặp đôi, 4 hoặc cả 8 biểu tượng.
Cách đây 15 năm tôi đã sưu tầm được chiếc ấm và chiếc bình Tỳ bà, men xanh trắng, niên đại cuối Trần. Họa tiết chính trên thân là một số biểu tượng trong Bát Bửu, các hoa văn trang trí là sóng nước ( thủy ba ), cánh sen, lá chuối, chữ công. Điều đặc biệt nữa là màu men rất tươi mới dù đã ra lò trên dưới 700 năm, cốt thai rất mỏng, nhẹ bẫng, quai và vòi chiếc ấm tạo dáng rất chau chuốt, sắc nét, có thêm 4 lỗ dưới đế thẳng hàng với 4 vấu trên vai dùng để xâu quai…, còn chiếc bình tỳ bà dáng túi mật, vai trang trí chữ ” công ” như tiêu thức trong đồ Yuan. Gốm Việt đạt được các tiêu thức về chất lượng như thế quả rất hiếm. Lò gốm và đối tượng phục vụ của những đồ vật chau chuốt và chất lượng như vậy chắc không phải…bình thường?!
Mời các bạn thưởng ngoạn cho vui nhân cuối tuần.

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=299069727103025&id=100010000008701

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.